NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Về lâu dài, Canh tác cà phê hữu cơ hay Nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp; tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên. Đồng thời giúp giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh; sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao…
Ngoài ra nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo, duy trì và tăng độ màu mỡ cho đất; củng cố các chu kỳ sinh học, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng; bảo vệ cây trồng, đa dạng các vụ mùa, phù hợp với điều kiện địa phương,….
Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ cũng có một số hạn chế:
• Năng suất thấp hơn: Năng suất của nông nghiệp hữu cơ thường thấp hơn so với nông nghiệp thông thường.
• Giá thành cao hơn: Giá thành sản phẩm hữu cơ thường cao hơn so với sản phẩm thông thường.
• Thiếu hụt kiến thức và kỹ thuật: Nhiều người nông dân còn thiếu hụt kiến thức và kỹ thuật về canh tác hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ là một hướng đi quan trọng cho phát triển bền vững. Nông nghiệp hữu cơ có thể giúp bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe con người, và đảm bảo an ninh lương thực.



1. Nông Nghiệp Hữu Cơ


Tại sao lại nói nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp của tương lai? Vậy nông nghiệp hữu cơ là gì?
Ở các nước trên thế giối, nông dân đã từ lâu trồng trọt theo phương thức hữu cơ; trong khi đó canh tác hữu cơ theo hiểu biết quốc tế lại khá mới mẻ với Việt Nam.
Sau đây là các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ:


Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng phân bón tổng hợp; thuốc trừ sâu, các hóa chất giúp tăng trưởng cây,…
Nông dân canh tác dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ; các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất. Qua đó có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Mục đích là để tối đa hóa và duy trì bền vững sức khỏe và năng suất của đất đai; cây trồng, vật nuôi và con người.

Về lâu dài, canh tác Nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp; tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên. Đồng thời giúp giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh; sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao… Ngoài ra nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo, duy trì và tăng độ màu mỡ cho đất; củng cố các chu kỳ sinh học, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng; bảo vệ cây trồng, đa dạng các vụ mùa, phù hợp với điều kiện địa phương,….


Nông nghiệp hữu cơ là tương lai bền vững

2. Tại sao nông dân nên chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ?


Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống canh tác dựa trên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các quy trình sinh thái để sản xuất lương thực và các sản phẩm nông nghiệp khác. Nông nghiệp hữu cơ không sử dụng các hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, và thuốc kích thích sinh trưởng. Sau nhiều cuộc khảo sát, đa số nông dân đều có những câu trả lời gần như giống nhau; đều có chung ý nghĩa là:
Bảo vệ môi trường: Nông nghiệp hữu cơ giúp bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu ô nhiễm nước, đất và không khí.
Bảo vệ hệ sinh thái: Nông nghiệp hữu cơ giúp bảo vệ hệ sinh thái bằng cách duy trì đa dạng sinh học và cải thiện chất lượng đất.
Cải thiện sức khỏe con người: Nông nghiệp hữu cơ giúp cải thiện sức khỏe con người bằng cách cung cấp thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng.


Nông nghiệp hữu cơ là phương thức hoàn hảo để duy trì, bảo tồn đất trồng; và tối ưu hóa năng lực của đất một cách hoàn toàn tự nhiên.


3. Tại sao người tiêu dùng chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ?


Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bởi vì; sản phẩm hữu cơ sẽ không chứa chất thải từ thuốc trừ sâu; và các chất kích thích tăng trưởng trong sản phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới; đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng của cuộc sống; mà nó còn quyết định uy tín của thương hiệu sản phẩm thực phẩm. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một loại thực phẩm được quyết định bởi tất cả các công đoạn; mà công đoạn đầu tiên là sản xuất, tiếp đến là chế biến, bảo quản, lưu thông đến tay người tiêu dùng.


Nhìn chung, ưu và nhược điểm mà canh tác theo hướng hữu cơ mang lại cho cuộc sống của chúng ta; vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, những ưu và nhược điểm này hoàn toàn có thể tăng lên hoặc hạn chế; tùy vào sự lựa chọn phương pháp canh tác của mỗi chúng ta.


Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ rõ ràng là rất tốt cho môi trường; nhưng sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Một trong những vấn đề là sự cân bằng giữa “chăm sóc đất” và “môi trường”. Do đó, nên sử dụng các chiến lược hợp lý dành cho nông nghiệp hữu cơ; như luân canh cây trồng hợp lý, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay hóa học; lựa chọn cây trồng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương,…


Các sản phẩm hữu cơ ngày càng được lựa chọn và tin dùng

4. Những ưu điểm của nông nghiệp hữu cơ


Nông nghiệp hữu cơ sẽ không gây ô nhiễm môi trường, nước và không khí. Vì nông nghiệp hữu cơ không sử dụng phân bón dễ tan; như đạm, kali, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc vô cơ; thức ăn chăn nuôi giàu chất kích thích…


Vì vậy sẽ tránh được việc tàn dư từ các chất này tích đọng lại; và sẽ không gây ô nhiễm môi trường. Vì thế sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ rất an toàn. Do được sản xuất với điều kiện gần với tự nhiên; nên cây trồng, vật nuôi phát triển theo quy luật tự nhiên vốn có của nó. Chính vì vậy mà sản phẩm tạo ra sẽ hoàn toàn theo đúng bản chất tự nhiên.


Hàm lượng các kim loại nặng và nitrat trong sản phẩm sẽ nằm dưới mức cho phép; vì vậy nó không gây độc cho người sử dụng. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đa dạng, khai thác tối đa nguồn gen bản địa; sử dụng tối đa các yếu tố kỹ thuật tự nhiên… sẽ làm cho cảnh quan đa dạng, sinh động và đẹp hơn.


Nhìn về ngắn hạn, năng suất cây con giảm hơn so với nông nghiệp thâm canh. Khi bắt đầu chuyển từ nông nghiệp thâm canh sang nông nghiệp hữu cơ; thường làm giảm năng suất từ 20 – 30%.


Tất nhiên, sau vài năm năng suất sẽ tăng lên; nhưng cũng không thể cao bằng nông nghiệp thâm canh. Trong trồng trọt, nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc lớn vào đất và thời tiết khí hậu.


Cơ sở sinh dưỡng của cây trồng trong nông nghiệp hữu cơ là đất; vì vậy độ phì đất sẽ quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, vì nông nghiệp hữu cơ là gần với tự nhiên; vì thế sự thay đổi khí hậu không theo quy luật sẽ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến cây trồng.


Không triệt để trong phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh. Vì nông nghiệp hữu cơ chủ yếu là phòng sâu bệnh, dịch bệnh, chứ ít khi trị. Vì thế có thể có một số bệnh không thể loại trừ được. Mẫu mã một số sản phẩm có thể không đẹp như của nông nghiệp thâm canh; nhưng chất lượng và hương vị thơm ngon.


Nhìn về dài hạn, đất trồng của nông nghiệp hữu cơ được bảo quản, bảo tồn tốt; không bị xói mòn, thoái hóa do chất hóa học từ phân bón phi tự nhiên. Do vậy, về lâu dài thì không mất thời gian và công sức tu bổ, cải tạo. Thông thường khi đất bị xói mòn cần mất tối thiểu 2-3 năm để cải tạo.


Vườn cà phê canh tác theo hướng hữu cơ tự nhiên của VNO Coffee Bean

5. Vậy tại sao lại nói nền nông nghiệp hữu cơ là nền công nghiệp phát triển bền vững?


Vì Việt Nam có quỹ đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ; là điều kiện thuận lợi sản xuất nông sản quy mô hàng hóa. Đây là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp tập trung; nâng cao sức cạnh tranh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.


Trên cơ sở đó, từng địa phương cần chủ động xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế; so sánh, xác định quy mô nông nghiệp hữu cơ phù hợp. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần chú ý; yếu tố quyết định nông nghiệp hữu cơ là thị trường.


Bên cạnh đó Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; đã cung cấp cho nền nông nghiệp nước ta một lượng bức xạ lớn; nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú giúp cây trồng phát triển. Có nhiều thuận lợi phát triển cây trồng nhiệt đới; cho phép có thể trồng nhiều vụ trong năm, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao; chất lượng tốt.


Chưa kể tài nguyên đất của Việt Nam khá phong phú; bao gồm nước mặt và nước ngầm. Còn về tài nguyên biển thì Việt Nam có bờ biển dài; là điều kiện thuận lợi để vận chuyển vật tư nông nghiệp và nông sản; theo hướng hai chiều của đất nước rất thuận lợi, giảm giá thành.


Chính vì thế chúng ta nên tận dụng hết những gì mà thiên nhiên Việt Nam có sẵn; để tiếp tục phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Hạn chế tối đa việc gián đoạn sản xuất do đất bị xói mòn.


6. MUA CÀ PHÊ HỮU CƠ Ở ĐÂU?


Ủng hộ các sản phẩm hữu cơ; là một trong những cách thiết thực để bảo về môi trường. Công ty TNHH Việt Nam Organic Coffee Bean (VNO COFFEE BEAN) với sản phẩm chủ lực là cà phê hữu cơ; luôn mong muốn đưa đến cho khách hàng những sản phẩm cà phê hữu cơ tốt cho sức khỏe; và với giá thành hợp lý nhất.


Trái cà phê trồng hữu cơ chín cây tự nhiên của VNO COFFEE BEAN (VIỆT NAM ORGANIC COFFEE BEAN)

Tham khảo các dòng cà phê hữu cơ của VNO COFFEE BEAN (VIỆT NAM ORGANIC COFFEE BEAN):
- Cà Phê Hữu Cơ Trái Chín 100% - VNO COFFEE BEAN S02
- Cà Phê Hữu Cơ Trái Chín - Phin Giấy Tiện Lợi
- Cà Phê Hữu Cơ Trái Chín Lên Men - Fermented F01


VIETNAM ORGANIC COFFEE BEAN (VNO COFFEE BEAN) - YOUR COFFEE – YOUR HEALTH